Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial) ra đời tại Tây Âu vào những năm đầu của thế kỷ 20, khi mà các nhà máy bị bỏ hoang nhiều.

phong-cach-industrial

Các kiến trúc sư đã tận dụng những gì có sẵn để tái tạo nhằm tạo nên không gian sống tiện nghi để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân thời bấy giờ. Những nhà máy này trở thành khu tái định cư.

Bạn có thể thấy rằng phong cách nội thất công nghiệp chính là sự đơn giản và thô sơ. Trong khi các phong cách nội thất khác cố gắng che đi sự những khuyết điểm, thô ráp, cũ kỹ thì phong cách thiết kế Industrial hướng đến việc duy trì những đặc điểm này và tạo ra sự mới mẻ, trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn về thẩm mỹ và an toàn của gia chủ.

phong-cach-industrial

Các loại vật liệu

Đường ống và lỗ thông hơi

Đường ống và lỗ thông hơi có thể có dạng thẳng hoặc cong. Thay vì giấu chúng đi, bạn có thể coi chúng là điểm nhấn trang trí trên trần và tường.

Kim loại

Kim loại góp phần tạo nên linh hồn cho phong cách công nghiệp, đặc biệt là vật liệu kim loại có lớp gỉ sét. Chất liệu này được sử dụng theo nhiều cách, từ bề mặt thép không gỉ cho đến tay cầm màu vàng đồng.

Dầm nhà

Đối với phong cách Industrial, dầm nhà thường lộ ra ngoài để mô phỏng các nhà máy. Bạn có thể giữ nguyên hiện trạng của dầm, hoặc sơn màu nổi bật để tạo điểm nhấn.

Gạch

Tông màu mộc mạc của gạch tạo nên sự ấm cúng cho căn phòng, tương phản với các tông màu trầm và trung tính khác. Những bức tường gạch là đặc trưng của phong cách công nghiệp.

Gỗ nguyên bản

Gỗ được sử dụng trong phong cách này thường là gỗ xẻ và có vết lồi lõm theo thời gian. Gỗ có thể được sử dụng để lát sàn, đồ nội thất, mặt bàn bếp và cả các đồ dùng trang trí.

phong-cach-industrial

 

Theo Báo Tuổi Trẻ

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *